top of page
Search
  • Writer's picturechinh phục tuổi trẻ

Dải Ngân Hà Và Những Điều Cực Kỳ Kỳ Bí Bên Trong Nó

Dải ngân hà, nơi chúng đa đang sinh sống. Có phải thật là vậy không? Nếu phải, thì chúng ta đã biết gì về nó chưa? Nếu các bạn muốn biết thêm những kiến thức về dải ngân hà và vũ trụ bao la thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!



1. Dải ngân hà là gì?

Các tên gọi Dải ngân hà trong tiếng Việt đều bắt nguồn từ tiếng của người Trung Hoa. Vào những đêm trời quang, nhìn lên bầu trời ta có thể thấy được một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao, hành tinh tạo thành. Người Trung Hoa thời cổ đại tưởng tượng đó như là một dòng sông chảy dài trên trời và gọi nó là Ngân hà. Thiên hà (không viết hoa) theo nghĩa hiểu theo cách thông thường thông thường là tinh hệ.

Dải Ngân hà là một Thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời (thái dương hệ) nằm bên trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời dạng một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc cho đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.

Dải Ngân Hà sẽ sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời nhìn từ trái đất thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Điều đó chứng tỏ hệ Mặt Trời của chúng ta nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

Dải ngân hà là có hình xoắn ốc mà khi được nhìn từ bên trên (theo hướng vuông góc với mặt phẳng của dải), phần trung tâm của dải phình rộng ra và nó có bốn cánh xoắn ốc lớn như các cánh quạt bao xung quanh với đường kính rất lớn dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng. Người ta ước tính có khoảng từ 100 – 400 tỷ ngôi sao được chứa ở bên trong Dải ngân hà, cùng với hơn 100 tỷ hành tinh ở trong đấy.

dải ngân hà

Khái niệm dải ngân hà

Không giống như những thiên hà hình xoắn ốc thông thường hay thiên hà xoắn ốc dạng thanh (hay thiên hà xoắn ốc gãy khúc) có một vùng dạng thanh chắn chạy ngang qua trung tâm của nó như một cái trục xoay của nó vậy, và có hai cánh tay xoắn ốc chính. Dải ngân hà cũng phần nào giống vậy, nhưng lại có thêm hai cánh tay xoắn ốc nhỏ hơn. Một trong hai cánh tay nhỏ đó là cánh tay xoắn ốc có tên Orion, có chứa Hệ mặt trời, nó nằm giữa hai cánh tay lớn là có tên lần lượt là Perseus và Sagittarius.

Hệ mặt trời nằm ở mặt phía bên trong của Cánh tay Orion. Một cấu trúc hình xoắn ốc chứa đầy bụi và khí gas, cách tâm quay Galactic Center khoảng 26,000 năm ánh sáng. Các ngôi sao trong phạm vi ở khoảng 10,000 năm ánh sáng tạo nên phần bồi nhô cao hơn so với các phần còn lại.

Cả Dải ngân hà di chuyển với vận tốc cực lớn khoảng 600km/s. Nó chứa cả các ngôi sao cổ xưa nhất của cả vũ trụ bao la, thậm chí còn có sao với tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang.

Dải ngân hà này nó còn tự quay quanh lõi của chính nó. Những cánh tay xoắn ốc bên ngoài luôn di chuyển trong không gian. Vậy Mặt trời không đưng yên mà là cùng các hành tinh cũng chuyển động cùng với chúng. Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ nở hơn gần ba lần so với dải là 220 km/s. Nhưng cho dù với vận tốc nhanh như vậy, chúng ta cũng cần phải mất đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi của Dải ngân hà.

2. Chúng ta có phải đang sống trong dải ngân hà không?

Câu trả lời đã được nói đến ở phần trước, hệ mặt trời của chúng ta nằm trong dải ngân hà. Đừng tưởng rằng hệ mặt trời là lớn, nó chỉ bằng một hạt các trong sa mạc dải ngân hà thôi.

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)

dải ngân hà


Hệ mặt trời

Nó là 1 hệ thống các hành tinh nằm trong dải ngân hà có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể (hành tinh) nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Tất cả những gì trong thái dương hệ đều được hình thành từ sau khi sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, chủ yếu là có 8 hành tinh chính có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

4 hành tinh nhỏ hơn vòng trong gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa. Người ta cũng còn gọi đây là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong của hệ mặt trời.

2 hành tinh lớn nhất, gồm: Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hidro.

2 hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính làm từ băng, nước, amoniac và metan, và người ta thường phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ.

Còn có 6 hành tinh vệ tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các hành tinh vệ tinh này được gọi là “Mặt Trăng” theo tên gọi giống như của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh gồm có vòng ngoài là các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh chúng.

Nói đến đây thì chắc chắn cái bạn cũng biết trái đất mình chỉ nhỏ như một con vi khuẩn trong dải ngân hà thôi đấy!

3. Các bí ẩn trong dải ngân hà

3.1. Mặt Trời đến từ đâu?

Những ngôi sao ở bên trong vũ trụ thường được hình thành theo những cụm, dải các ngôi sao nằm gần nhau. Những ngôi sao gần nhau này giống như anh em cùng huyết thống hay gọi là dòng họ vì chúng cùng được tạo ra từ một đám mây mang bụi khí, do đó mà chúng cũng có thành phần hóa học gần giống nhau hoàn toàn.

dải ngân hà

Mặt trời

Tuy nhiên Mặt Trời của chúng ta lại là một ngôi sao cô đơn không có anh em nào ở gần. Theo khảo sát ở hơn 100.000 ngôi sao trong khoảng cách 325 năm ánh sáng, các nhà khoa học chỉ phát hiện hai ngôi sao gần giống với Mặt Trời nháu thôi. Điều đó cũng có nghĩa vị trí hiện tại của Mặt Trời không phải là cố định từ khi nó được sinh ra, mà nó đã bị tách ra khỏi cụm sao của mình và di chuyển đến nơi khác từ hơn 4,5 tỷ năm trước đây.

Messier 67 (M67) nằm cách chúng ta khoảng gần 2900 năm ánh sáng. Cụm sao này bao gồm những ngôi sao có độ tuổi, nhiệt độ và thành phần hóa học gần giống với Mặt Trời của chúng ta.

Tuy nhiên các nghiên cứu thiên văn học sau đó đã phản bác lại giả thuyết này, các nhà khoa học đã tính toán để một ngôi sao lớn như Mặt Trời bị tách ra khỏi cụm sao của mình và văng ra xa đến như vậy là cần phải có một lực vô cùng lớn. Thậm chí nó lớn đến mức nếu Mặt Trời có thể tách ra, nó cũng sẽ bị vỡ vụn không thể ven nguyên như hiện nay và hệ Mặt Trời của chúng ta sẽ không hề tồn tại.

Hiện tại, vệ tinh Gaia của châu Âu đã và đang tiến hành việc nghiên cứu và lập ra bản đồ cấu trúc vật lý, hoá học của hơn 1 tỷ ngôi sao. Qua đó sẽ giúp con người tìm ra những cụm sao có cấu trúc gần gần giống nhau và hy vọng có thể giúp được các nhà khoa học tìm ra được các người anh em ruột của Mặt Trời, cũng như nơi Mặt Trời được sinh ra là ở đâu.

3.2. Sóng vũ trụ

Dự án Sloan khảo sát vũ trụ kỹ thuật số dựa trên những thông tin thu nhận được từ một đài quan sát tại New Mexico. Họ đã thu thập được nhiều thông tin vô cùng hữu ích đến từ hơn 120.000 chuẩn tinh và gần 500.000 ngôi sao ở bên trong dải ngân hà của chúng ta. Với các dữ liệu này, các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng vô cùng kỳ lạ phân bố theo chiều dọc của thiên hà.

Họ phát hiện một sự dịch chuyển vị trí của hơn 300.000 ngôi sao giống như một làn sóng ở trong không gian. Họ gọi đó là “cosmo seismology” sự lan truyền sóng này giống như sóng âm thanh trong vật lý khi rung một chiếc chuông khổng lồ.

Để giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này này, các nhà khoa học đã đặt ra một giải thuyết có một vật vô hình hoặc hữu hình đã di chuyển qua dải ngân hà trong khoảng 100 triệu năm qua kéo theo sự di chuyển của các hành tinh, ngôi và tạo ra những làn sóng như vậy.

Họ cũng nghi ngờ rằng đây là kết quả của một sự tác động bởi các vật chất tối, một thứ nào đó mà chúng ta chưa thể quan sát được. Tuy nhiên để những ngôi sao có thể dao động như vậy cần một lực tương tác cực kỳ lớn, do đó nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này phải là một vụ va chạm lớn tại một nơi nào đó tạo ra làn sóng trong dải ngân hà.

Cũng có nhiều nghi ngờ rằng sóng vũ trụ này chính là sóng âm liên lạc giữa người ngoài hành tinh với chúng ta. Sự thật về người ngoài hành tinh cũng có thể có phần nào đó xác suất xuất hiện.

3.3. Thiên hà X

NASA hiện đang theo dõi một hành tinh có kích thước tương đương kích thước của sao Thổ. Nó quay xung quanh Mặt trời với một quỹ đạo bất thường và không ổn định, họ gọi nó là “hành tinh X”.

Sự hiện diện của hành tinh vô cùng đặc biệt này cho thấy giả thuyết có khả năng tồn tại một thiên hà X, một thiên hà bí ẩn mà chúng ta chưa thể quan sát được do khí và bụi quay xung quanh nó. Các nhà khoa học cho biết có thể thành phần chính của thiên hà này là vật chất tối, chiếm khoảng 85%. Đó cũng là một lý do không thể quan sát được.

dải ngân hà

Thiên hà X

Bằng cách tìm kiếm các làn sóng hydro trong các thiên hà lân cận chúng ta có thể quan sát được, các nhà khoa học, thiên văn học hy vọng sẽ có thể tìm ra những thiên hà tối như thiên hà X. Mật độ khí hydro thường tăng lên gấp 5 lần ở những khu vực xa trung tâm của một thiên hà, so với những khu vực khác ở trong nó.

Thông qua thiên hà X, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra được các cách thức giúp quan sát các thiên hà tối trong vũ trụ, những thiên hà mà không thể quan sát bằng những cách thông thường, băng công nghệ hiện tại. Góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về vật chất tối và những phần bí ẩn còn lại của nơi vũ trụ bao la.

Liệu rằng còn có sự sống nào ngoài trái đất nơi chúng ta đang sống hay không. Người ngoài hành tinh có phải tồn tại hay chỉ là hư cấu? Chưa một ai dám khẳng định và trả lời câu hỏi trên. Có lẽ do khoa học của chúng ta chưa phát triển đủ đến nỗi có thể tiến xa hơn hiện tại.

Qua bài viết về dải ngân hà, chúng tôi đã cho bạn thêm phần nào đó kiến thức về dải ngân hà và những điều bí ẩn mà không ai biết đáp án. Thêm và đó là một số kiến thức cơ bản về hệ mặt trời hay thái dương hệ, nơi chúng ta chịu tác động và sinh sống.

Nếu bạn thấy bài viết mang lại nhiều lợi ích cho bạn, hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để nhận được nhiều bài viết công nghệ hay hơn bạn nhé!

13 views
bottom of page